Đọc báo in
Tải ứng dụng
Bài 1: Ðánh thắng mọi kẻ thù trên vùng “đất thánh” của cách mạng miền Nam
2022-04-27 00:10:19

Từ “phát súng lệnh” là chiến thắng Tua Hai, trận chiến đánh vào căn cứ địch cấp trung đoàn ở cách trung tâm thị xã Tây Ninh chỉ 5km vào đêm 26.1.1960, Xứ uỷ Nam bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang trong cuộc Đồng khởi ở Bến Tre, một số tỉnh Nam bộ và một số tỉnh miền Trung.

Cựu chiến binh tham quan Nhà trưng bày tại Khu di tích Căn cứ Trung ương Cục. Ảnh: Đ.H.T

Tháng 4.2022, chiến tranh đã lùi xa 47 năm, gần nửa thế kỷ kể từ ngày chiến thắng 30.4.1975. Đi trên những con đường thảm bê tông nhựa phẳng phiu từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến trung tâm thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh vừa đúng 100km.

Rồi toả đi về ba hướng: hướng Tây đến Cửa khẩu quốc tế Xa Mát, biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc xã Tân Lập, huyện Tân Biên; hướng Đông đến cầu Bến Củi, thuộc xã Bến Củi, huyện Dương Minh Châu, bắc ngang sông Sài Gòn sang huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương; hướng Bắc đến xã biên giới Tân Đông, huyện Tân Châu, đoạn đường mỗi hướng cũng chỉ trên dưới 50km. Nối ba điểm này thành một nửa vòng tròn là vùng Bắc Tây Ninh.

Đây chính là nơi đứng chân của Trung ương Cục miền Nam, cơ quan đầu não của cách mạng, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước suốt 15 năm 1960-1975. Diện tích của vùng đất chiến khu khoảng 2.000km2, chiếm phân nửa diện tích tỉnh Tây Ninh, suốt mười lăm năm là “túi bom” của pháo đài bay B52 và nhiều loại máy bay ném bom hạng nặng của quân đội Mỹ.

Theo Hiệp định Genève năm 1954, nước ta tạm chia làm hai miền và sau 2 năm sẽ thực hiện tổng tuyển cử để thống nhất cả nước. Nhưng đế quốc Mỹ thay chân thực dân Pháp đã trắng trợn phá hoại Hiệp định. Chúng dựng lên chính quyền tay sai, độc tài phát xít Ngô Đình Diệm, ráo riết thực hiện các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, sử dụng “Luật 10/59” để dìm cách mạng miền Nam trong biển máu. Theo Lịch sử Nam bộ kháng chiến 1954-1975, chỉ trong chưa đầy một năm, từ tháng 7.1955 đến tháng 2.1956, có 93.362 cán bộ, đảng viên và những người yêu nước bị giam cầm, sát hại.

Trong bối cảnh tình hình phức tạp đó, giữa năm 1956, tại một cơ sở bí mật của Văn phòng Xứ uỷ Nam bộ đặt ngay giữa lòng “Thủ đô Sài Gòn” của địch, số 29 đường Huỳnh Khương Ninh, quận 1, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ uỷ đã soạn thảo bản Đề cương đường lối cách mạng miền Nam, để vạch đường chỉ lối cho Xứ uỷ lãnh đạo cách mạng miền Nam. Cuối tháng 4.1957, Trung ương Đảng và Bác Hồ điều đồng chí Lê Duẩn ra Hà Nội nhận nhiệm vụ mới. Khi đi, đồng chí có đem theo bản Đề cương đường lối cách mạng miền Nam để phản ánh tình hình và đề nghị Trung ương Đảng có nghị quyết chỉ đạo.

Sau khi đồng chí Lê Duẩn ra Bắc, Xứ uỷ Nam Bộ do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư, lại cử hai đồng chí Phạm Văn Xô (Hai Già) và Phan Văn Đáng (Hai Văn) ra Hà Nội tham dự Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 (khoá II) mở rộng. Ông Đỗ Doãn Bình, một cán bộ Văn phòng Xứ uỷ, viết trong tập hồi ký Căn cứ địa Bắc Tây Ninh (Nxb Chính trị quốc gia xuất bản 2010) cho biết, “hai ông Hai” kể lại chuyện dự Hội nghị Trung ương 15 như sau:

“Tháng 1.1959, sau khi Hội nghị Trung ương diễn ra gần một tháng với không khí thảo luận rất sôi nổi, khẩn trương nhưng chưa kết luận, chưa ra nghị quyết. Không thể chờ đợi được, hai ông Hai xin phép đồng chí Lê Duẩn để về Nam.

Ông Hai Xô kể: Trước khi lên đường về, hai ông được gặp Bác Hồ. Khi chỉ có ba người, Bác nói: “Hội nghị Trung ương chưa ra được nghị quyết, mấy chú ra về nặng nề lắm phải không? Mấy chú nặng nề là phải. Nhưng Bác hỏi mấy chú, Trung ương lập ra Xứ uỷ Nam bộ và Khu uỷ Khu 5 để làm gì? Xứ uỷ phải chịu trách nhiệm với ai? Nếu nói Xứ uỷ chịu trách nhiệm với Trung ương thôi thì chưa đủ.

Hơn nữa Trung ương ở xa, giao trách nhiệm cho Xứ uỷ, Khu uỷ. Vậy thì Xứ uỷ còn phải chịu trách nhiệm với nhân dân miền Nam nữa. Bất kỳ tình hình như thế nào cũng không được để địch tàn sát dân, tiêu diệt cơ sở cách mạng. Có Xứ uỷ, Khu uỷ mà dân cứ bị tàn sát thì có Xứ uỷ, Khu uỷ để làm gì?”. Ngưng phút giây, Bác lắng nghe hai ông phản ánh nguyện vọng của nhân dân miền Nam trước tội ác của tập đoàn Ngô Đình Dim, Bác suy nghĩ và ch rõ: My chú v bo vi X u là Bác phê bình X u thiếu sáng to, ch biết phc tùng cp trên.

Tháng 9.1959, hai ông Phan Văn Đáng và Phạm Văn Xô về đến Xứ uỷ Nam bộ. Tháng 12.1959, Xứ uỷ triệu tập hội nghị tiếp thu lời Bác phê bình, đồng thời tập trung thảo luận nội dung Nghị quyết Trung ương 15. Hội nghị Xứ uỷ kết thúc tốt đẹp và quyết định lập căn cứ địa tại Chiến khu Dương Minh Châu, nhằm kịp thời chỉ đạo phong trào cách mạng miền Nam đang chuyển hướng đấu tranh rt sôi ni.

Từ “phát súng lệnh” là chiến thắng Tua Hai, trận chiến đánh vào căn cứ địch cấp trung đoàn ở cách trung tâm thị xã Tây Ninh chỉ 5km vào đêm 26.1.1960, Xứ uỷ Nam bộ lãnh đạo nhân dân đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang trong cuộc Đồng khởi ở Bến Tre, một số tỉnh Nam bộ và một số tỉnh miền Trung.

Theo chủ trương của Bộ Chính trị, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ uỷ Nam bộ, cuối năm 1960, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời, có cơ quan đại diện tại nhiều nước trên thế giới. Cả miền Nam vùng lên dưới ngọn cờ Mặt trận nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ngôi sao vàng ở giữa.

Thế trận của cách mạng miền Nam chuyển sang bước ngoặt mới, đưa công cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thành cuộc đấu tranh chính nghĩa, có tầm vóc thời đại và nhận thức của nhân loại trong thế kỷ XX. Đó thật sự là kết quả tiếp thu làm theo li Bác: Bác phê bình X u thiếu sáng to mà X u Nam b đã đạt thành qu bước đầu rt có ý nghĩa.

Từ khi thành lập, Căn cứ Trung ương Cục miền Nam trên vùng đất Bắc Tây Ninh đảm đương sứ mệnh lịch sử to lớn mà Đảng, Bác Hồ đã giao phó, là nơi thay mặt Trung ương Đảng, lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện cuộc kháng chiến ở miền Nam.

Riêng đối với cán bộ, nhân dân tỉnh Tây Ninh, địa phương có các cơ quan đầu não cách mạng miền Nam đứng chân trên quê hương mình, đồng chí Lê Thị Bân, nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh uỷ Tây Ninh đã viết trong sách “Căn cứ địa Bắc Tây Ninh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”: “Với ý nghĩa và tầm vóc lịch sử lớn lao của Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, trong những năm chiến tranh ác liệt, dù phải chịu đựng gian khổ hy sinh, thiếu thốn trăm bề, song với tinh thần bám trụ “một tấc không đi, một ly không rời” quân dân Tây Ninh luôn một lòng thuỷ chung, thương yêu đùm bọc, chở che, huy động sức người sức của, vận chuyển vũ khí đạn dược, thuốc men, chăm sóc thương binh, cung cấp lương thực… cho các lực lượng đứng chân tại Căn cứ Trung ương Cục miền Nam. Người dân Tây Ninh cơm ăn chưa no, áo mặc chưa ấm, nhưng quyết không để cán bộ, chiến sĩ nơi căn cứ ăn đói, mc ráchĐó là phương châm, là hành động xut phát t trái tim và trách nhim ca quân dân trong tnh.   

Đối vi k thù xâm lược, M và chính quyn tay sai Sài Gòn cũng biết được Trung ương Cc min Nam, đóng căn c trên vùng Bc Tây Ninh chính là cơ quan đầu não ca cách mng min Nam, nên chúng đã nhiu ln t chc hành quân càn quét để tìm và dit Trung ương Cc min Nam. Trong đó lớn nhất là cuộc hành quân Junction City bắt đầu từ ngày 22.2.1967 đến ngày 15.4.1967. Sau 53 ngày đêm quyết đấu, quân Mỹ huy động đến hơn 3 sư đoàn với trên 45.000 quân vẫn không đạt được mục tiêu “vây bắt” ban đầu đã đặt ra. Trung ương Cục miền Nam, sau bao thăng trầm trong cuộc chiến, cuối cùng vẫn bảo toàn được lực lượng, giữ vững vai trò lãnh đạo cách mạng miền Nam.

Sau khi Mỹ thất bại cuộc hành quân chiến lược Junction City, lực lượng cách mạng miền Nam Việt Nam đã “trả lời” giặc Mỹ bằng cuộc Tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, buộc đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tay sai phải ngồi vào bàn hoà đàm bốn bên, cuối cùng dẫn tới kết quả chúng phải ký Hiệp định Paris ngày 27.1.1973, chấm dứt chiến tranh, rút hết quân Mỹ ra khỏi bờ cõi nước ta. “Mỹ đã cút”, rồi “nguỵ cũng nhào”, chiến dịch Hồ Chí Minh với 5 cánh quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, buộc Tổng thống nguỵ quyền Sài Gòn Dương Văn Minh phải đầu hàng vô điều kiện ngày 30.4.1975.

Thế nhưng, sau ngày giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, tỉnh Tây Ninh, cùng với một số tỉnh biên giới Tây Nam vẫn phải tiếp tục chịu đựng chiến tranh phá hoại bởi bọn diệt chủng Khmer Đỏ do bè lũ Pol Pot - Ieng Sary cầm đầu gây ra. Trong vòng chưa đầy 2 năm (1975-1977), quân Pol Pot đã gây ra 17 cuc xung đột vũ trang qua biên gii để quy ri, ln chiếm đất đai và tàn sát đồng bào ta. Ch riêng ti xã Tân Lp, huyn Tân Biên, địa bàn trú đóng ca Trung ương Cc min Nam ngày trước, chúng đã sát hi 506 người, làm b thương 135 người 116 gia đình đồng bào ta, trong đó có 20 gia đình b giết sch.          

Sau một thời gian bị bất ngờ và tổn thất không nhỏ, ta đã nhận rõ kẻ thù Pol Pot chủ động gây ra chiến tranh biên giới Tây Nam và bắt đầu mở nhiều chiến dịch quét sạch chúng ra khỏi biên giới Tổ quốc. Ngày 2.12.1978, sau một thời gian chuẩn bị, Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia ra đời, tập hợp được nhân dân Campuchia đứng về phía Mặt trận, quyết tâm thực hiện chiến lược tổng tiến công giải phóng toàn bộ đất nước Campuchia thoát khỏi hoạ diệt chủng.

Ngày 7.1.1979 theo yêu cu ca Mt trn Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia, lực lượng tình nguyện của ta phối hợp với lực lượng cách mạng Campuchia đánh đổ hoàn toàn chế độ diệt chủng Pol Pot, hồi sinh đất nước Chùa Tháp Campuchia. Từ đây, nhân dân vùng biên giới Tây Ninh mới thực sự được hưởng hoà bình, bắt tay vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng lại quê hương sau 35 năm chịu đựng muôn trùng gian khổ.

NGUYỄN TẤN HÙNG - ĐỒNG VIẾT THẮNG

Tin liên quan