Đọc báo in
Tải ứng dụng

Trên số báo in ra ngày 2.3.2022 có một số thông tin đáng chú ý như sau:

>> Nâng cao chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính: Phải lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ (Xem trang 3)

SIPAS (Satisfaction Index of Public Administrative Services) là chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức (NDTC) đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Từ năm 2015 đến 2020, chỉ số SIPAS của Tây Ninh có xu hướng tốt lên qua từng năm, tuy nhiên, vẫn đang thấp hơn so với mức bình quân chung cả nước.

Người dân lấy số thứ tự tự động trên máy đặt tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh

>> Tây Ninh: Chưa phát hiện tình trạng cửa hàng kinh doanh xăng dầu găm hàng (Xem trang 3)

Ông Châu Thanh Long- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh cho biết, khi giá xăng biến động tăng cao thời gian qua, nhằm phát hiện kịp thời các hành vi găm hàng để chờ tăng giá của các điểm kinh doanh xăng dầu, đầu tháng 2.2022, Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường quản lý địa bàn chặt chẽ, theo dõi, nắm tình hình, giám sát các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh hằng ngày. Khi phát hiện dấu hiệu vi phạm phải tổ chức kiểm tra, xác minh làm rõ và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.

>> Tạo đột phá để phát triển: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với cải cách hành chính, tạo nguồn lực phát triển du lịch (Xem trang 4)

Cùng với việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI còn xác định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin là một trong những trụ cột tạo đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh giai đoạn 2020-2025.

 

Người dân thực hiện thủ tục hành chính tại bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả thành phố Tây Ninh

>> Thiếu lao động, nỗi lo khi phục hồi sản xuất (Xem trang 5)

Mọi năm, cứ đến cận tết nguyên đán, các doanh nghiệp bị thiếu hụt lao động. Năm nay, tình trạng này tiếp tục diễn ra nhưng trong một bối cảnh khá đặc biệt- doanh nghiệp và người lao động trải qua đại dịch khốc liệt, nhiều mất mát. Dịch bệnh Covid-19 tác động mạnh đến đời sống và tinh thần của người lao động khiến nhiều người xa quê chọn giải pháp “về nhà” trước thời điểm giãn cách xã hội và sau khi kết thúc giãn cách xã hội. Giờ đây, các doanh nghiệp nỗ lực phục hồi sản xuất. Việc trước mắt là cố gắng hoàn thành đúng hạn các đơn hàng để bù đắp cho việc giảm công suất sản xuất trong thời điểm giãn cách xã hội. Thế nhưng, nhiều người lao động vẫn chưa quay lại, thậm chí có thể không quay lại. Sau tết, việc tìm kiếm nguồn lao động càng khó hơn, nhất là khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng số lượng lớn.

Sản xuất tại Khu công nghiệp Phước Đông

>> Cơ chế, chính sách đối với ngành giáo dục: Thống nhất để tránh mâu thuẫn, chồng chéo (Xem trang 7)

Để ổn định đội ngũ giáo viên, khắc phục tình trạng vừa thừa vừa thiếu, cơ chế, chính sách trong lĩnh vực này cần thực hiện nhất quán, tránh mâu thuẫn, chồng chéo.

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT thăm Trường mẫu giáo Rạng Đông (thị xã Hoà Thành)

... và một số tin, bài hấp dẫn khác.

BTNO