Đọc báo in
Tải ứng dụng
Tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội đảng
Đại hội đảng
Tây Ninh: Đã có 4 huyện phát hiện có dịch tả heo châu Phi
Thứ năm: 08:35 ngày 25/07/2019

Theo dõi Báo Tây Ninh trên
google news
(BTNO) - Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Tân vừa chủ trì cuộc họp khẩn cấp Ban Chỉ đạo các giải pháp phòng, chống dịch tả heo châu Phi đang xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Theo số liệu thống kê, tính đến ngày 23.7, toàn tỉnh có 13 xã phát hiện bệnh dịch tả heo châụ Phi. Trong đó, huyện Châu Thành có 8 xã (Phước Vinh, Thành Long, Biên Giới, Hòa Thạnh, An Cơ, Thanh Điền, Hảo Đước, Ninh Điền); huyện Tân Biên 3 xã (Hòa Hiệp, Mỏ Công, Tân Phong); huyện Gò Dầu 1 xã (Bàu Đồn) và huyện Tân Châu 1 xã (Tân Hà).

Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến yêu cầu các ngành, địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát công tác giết mổ, vận chuyển heo.

Tổng số heo mắc bệnh và đã tiêu hủy là 843 con, với tổng trọng lượng 38.953kg.

Hiện các huyện còn lại và thành phố Tây Ninh chưa phát hiện dịch. Huyện Bến Cầu tăng cường kiểm soát vận chuyển, giết mổ heo tại các chốt biên phòng, chợ, điểm buôn bán nhỏ lẻ. Thành phố Tây Ninh lập 2 chốt kiểm dịch động vật tạm thời tại ngã tư Bình Minh và ngã tư Đại Đồng.

Riêng huyện Trảng Bàng, 6 ngày trước (18.7.2019) phát hiện có heo chết (mỗi ngày chết 1 con) của hộ chăn nuôi tại xã Lộc Hưng, đang chờ kết quả xét nghiệm của Chi cục Thú y Vùng VI.

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở NN&PTNT báo cáo, dịch bệnh xảy ra trên các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, công tác thực hiện an toàn sinh học chưa tốt. Nguyên nhân xảy ra dịch bệnh là do Tây Ninh bị dịch bao vây từ các tỉnh Bình Phước, Long An, TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh thuộc nước bạn Campuchia giáp biên, bao gồm tỉnh Svay Rieng (xuất hiện ổ dịch đầu tiên ngày 29.6.2019) và tỉnh Tbong Khmum đã tạo điều kiện cho mầm bệnh xâm nhập.

Ông Võ Đức Trong- Giám đốc Sở NNPT&NT báo cáo tình hình dịch tả heo châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, do đặc điểm của bệnh là thời gian ủ bệnh dài (4-19 ngày); trong thời gian này heo vẫn khỏe mạnh, rất khó nhận biết. Vì vậy, heo đưa vào cơ sở giết mổ đến quầy bán thịt, người chăn nuôi mua thịt đã nhiễm bệnh về, để nước rữa thịt nhiễm vào khu vực chăn nuôi.

Ông Trong cho biết thêm, tình hình thời tiết khí hậu mưa nhiều, ẩm độ cao cũng là môi trường thích hợp cho vi rút phát triển, công tác vệ sinh tiêu độc sát trùng khó khăn (do bị mưa rửa trôi) nên tại khu vực các tỉnh phía Nam (kể cả tỉnh Tây Ninh), dịch đang diễn biến phức tạp, chưa có dấu hiệu dừng lại.

Hiện tỉnh đã thành lập 14 chốt kiểm dịch động vật tạm thời (hoạt động 24/24 giờ) và 5 đoàn kiểm tra liên ngành lưu động để kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển heo và sản phẩm heo xuất, nhập tỉnh. Tính đến nay, các chốt kiểm dịch đã kiểm soát vận chuyển và phun tiêu độc khử trùng được 1.414 xe và 168.701 con lợn.

Ông Trần Văn Chiến- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhận định công tác tổ chức thực hiện phòng, chống dịch tả heo châu Phi chưa thật sự quyết liệt, nhất là công tác tuyên truyền sâu sát tới từng hộ dân, đặc biệt đối với hộ chăn nuôi, công tác kiểm soát vận chuyển không tốt nên để dịch bệnh lây lan từ xã này tới xã khác.

Ông Đặng Thanh Hải- Chủ tịch UBND huyện Châu Thành cho biết, tính tới nhày 23.7 đã có 8 xã trên địa bàn huyện có dịch tả heo châu Phi.

Ông Chiến đề nghị các địa phương phải quyết liệt ngăn chặn dịch bệnh xảy ra, phải đi tới từng hộ dân tuyên truyền. Ngoài việc tiêu độc khử trùng, cần thường xuyên kiểm tra các lò giết mổ, vận chuyển trong vùng dịch, giám sát chặt chẽ và khoanh vùng dịch, vùng đệm khi xảy ra dịch tả heo châu Phi.

Clip Phát biểu của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến:

“Những lò mổ không đảm bảo thì đóng cửa lò mổ đó. Nếu vận chuyển heo an toàn (sau khi có kết quả kiểm tra của ngành thú y) thì mới được vận chuyển. Huyện Trảng Bàng mặc dù chưa phát hiện ổ dịch, nhưng không thể chủ quan với những dấu hiệu bệnh dịch đang xảy ra trên địa bàn.”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Chiến đề nghị.

Phun thuốc tiêu độc khử trùng tại vùng xảy ra dịch.

Chủ tịch UBND Phạm Văn Tân yêu cầu các ngành, các cấp, địa phương phải xác định nhiệm vụ phòng chống dịch tả heo châu Phi là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm của cả hệ thống chính trị, quyết liệt triển khai phòng chống dịch trên địa bàn. Cùng đó, các địa phương chủ động hỗ trợ cho các hộ dân có heo bị tiêu hủy theo quy định.

“Đề nghị thành viên Ban chỉ đạo huyện khẩn cấp mời các xã, huyện họp phân công thành viên phụ trách các xã, triển khai nhanh công tác chống dịch, công bố những nơi có dịch bệnh xảy, đồng thời hỗ trợ kinh phí phòng chống dịch theo quy định pháp luật”- Chủ tịch Phạm Văn Tân kết luận.

Tâm Giang

Tin liên quan